Xây Dựng Nhà Xưởng

Xây dựng nhà xưởng, xây dựng xưởng - khi chủ doanh nghiệp muốn xây dựng nhà xưởng mới hoặc mở rộng thêm các khu nhà xưởng do tăng hoặc mở rộng nhu cầu sản xuất kinh doanh.


Hầu hết những công ty hay Doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất, chế biến, hay gia công đều phải có nhà xưởng để sản xuất ra sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng có những công ty chọn giải pháp thuê nhà xưởng. Điều này tùy thuộc vào qui mô, điều kiện tài chính của từng doanh nghiệp, từng ngành nghề.


Để giúp cho các chủ đầu tư nói riêng và các DN nói chung hình dung và biết được việc xây dựng nhà xưởng phải trải qua qui trình như thế nào – Công ty Sửa Chữa Nhà Xưởng Bình Dương với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà xưởng, thi công xưởng sẽ tư vấn cách xây dựng nhà xưởng-thi công nhà xưởng hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian trong thời buổi kinh tế khó khăn ....


Hiện nay các công ty thường ưa chuộng những thiết kế nhà xưởng dạng khung thép vì những tính năng ưu việt hơn so với các nhà xưởng gỗ trước đây.
- Bền vững: thiết kế nhà xưởng dạng khung thép giúp quá trình sản xuất luôn liên tục, không bị ngưng trệ hay trì hoãn bởi thiên nhiên như bão, mưa, động đất…
- Kết cấu thép giúp chống lại các rủi ro hỏa hoạn.
- Chống thấm nước và côn trùng tấn công.
- Thân thiện với môi trường
- Thời gian xây lắp nhanh: một thiết kế xây dựng nhà xưởng có thể được thi công chỉ trong vòng vài tháng, và tháo dỡ, di dời chỉ trong vài tuần.
- Gía xây dựng nhà xưởng bằng gỗ có thể rẻ hơn, nhưng độ bền, thời gian sử dụng và các đặc tính kể trên khiến nhà thép luôn là lựa chọn tối ưu cho các công ty, tập đoàn.


 Khi tiến hành xây dựng nhà xưởng, xây dựng xưởng thì chủ đầu tư thường phải chuẩn bị như sau:

- Tìm kiếm đơn vị thiết kế để tiến hành ký kết hợp đồng thiết kế nhà xưởng theo các yêu cầu của chủ đầu tư đưa ra dựa trên kinh nghiệm tư vấn của đơn vị thiết kế.



- Trường hợp chủ đầu tư đã có hồ sơ thiết kế nhà xưởng, hồ sơ xây dựng nhà xưởng thì chủ đầu tư chỉ việc tìm kiếm đơn vị thi công nhà xưởng hay xây dựng nhà xưởng.





Các nhà xưởng mà đơn vị thi công nhà xưởng hay xây dựng nhà xưởng và chủ đầu tư hay sử dụng như sau:

 * Nhà xưởng phân theo vật tư thi công:

- Nhà xưởng bằng bê tông cốt thép:

+ Đơn vị xây dựng nhà xưởng thi công toàn bộ nhà xưởng từ móng, cột, dầm đều bằng bê tông cốt thép.

+ Tường nhà xưởng bằng gạch xây dày 10cm, hoặc 20cm tùy theo hồ sơ thiết kế.

+ Mái nhà xưởng : sử dụng tole màu mạ kẽm + dán tấm cách nhiệt nhằm chống nóng, chống ồn. Sử dụng xà gồ đen hoặc mạ kẽm dày 1.4l-2.0ly...

- Nhà xưởng bằng kèo thép:

+ Đơn vị xây dựng nhà xưởng thi công toàn bộ nhà xưởng từ cột, dầm đều bằng kèo thép trừ phần móng . Phần móng bằng bê tông cốt thép rồi đặt bulong neo định vị để chờ dựng cột thép nhà xưởng.

+ Tường nhà xưởng bằng gạch xây dày 10cm, hoặc 20cm cao khoảng 2,2m đến 2,8m sau đó làm vách tole tùy theo hồ sơ thiết kế.

+ Mái nhà xưởng : sử dụng tole màu mạ kẽm + dán tấm cách nhiệt nhằm chống nóng, chống ồn. Sử dụng xà gồ đen hoặc mạ kẽm dày 1.4l-2.0ly...

* Nhà xưởng phân công năng sử dụng:

- Nhà xưởng bao gồm các khối xưởng 1,2,3 để đặt máy móc, nguyên liệu, thành phẩm

- Nhà xưởng bao gồm khối văn phòng ở phía trước hoặc bên cạnh nhà xưởng để khối văn phòng vừa làm việc, vừa sản xuất

* Nhà xưởng phân theo độ cao:

 - Nhà xưởng cao từ 8m đến 12m bao gồm nóc gió

- Nhà xưởng cao từ 6m đến 8m bao gồm nóc gió

Khi xây nhà xưởng cần chú ý đến móng và nền nhà xưởng vì đây là phần chính của nhà xưởng. Phần móng và nền nhà xưởng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, giá thành xây dựng.

Tại sao phần móng và nền của nhà xưởng ảnh hưởng tới chất lượng công trình và giá thành xây dựng nhà xưởng?

Nếu nhà xưởng nằm trên vùng đất cứng, có cao độ cao so với cost nền xây dựng xưởng thì khi thi công phần móng sẽ không cần gia cố móng như ép cọc, đóng cừ tràm. Ngược lại, nếu thi công móng  nhà xưởng nằm trên vùng đất yếu, đất bùn thì phần gia cố móng rất quan trọng đối với việc xây dựng xưởng.

Riêng phần nền nhà xưởng thì tùy theo công năng sử dụng của nhà xưởng mà đơn vị thiết kế nhà xưởng và thi công nhà xưởng có cách bố trí thép sàn nhà xưởng hợp lý. Ngoài ra, phần đổ bê tông nhà xưởng theo độ dày 10, 20, 30 hay 50cm là đều vô cùng quan trọng vì có những nhà xưởng đặt máy móc, thiết bị sản xuất có tải trong lên đến vài chục tấn/m2.

Sau khi thi công xong phần bê tông nền nhà xưởng thì phải tiến hành xoa nền nhà xưởng sau đó sẽ sơn lớp epoxy trên bề mặt bê tông nhằm chống bám bụi, dể lau chùi vệ sinh...

Phần cột thép, kèo thép nhà xưởng phải thiết kế vừa phải tránh bố trí thép thiếu hoặc dư. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng thông thường thì 1m khoảng 20-32kg thép tùy theo qui mô nhà xưởng, mức độ đầu tư tài chính.

Tay nghề thi công của đội thợ cơ khí lắp dựng khung kèo nhà xưởng, đội thợ hồ thi công phần nền, móng, vách nhà xưởng.

Tóm lại cách xây dựng nhà xưởng theo các bước trên như tóm tắt sau: xây dựng móng nhà xưởng, ban nền, san lắp và lu lèn nền, dựng kèo cột thép nhà xưởng, lắp dựng khung kèo lợp mái, xây vách, đổ bê tông nền nhà xưởng, lắp đặt thiết bị chiếu sáng, sơn epoxy ....

Công ty Sửa Chữa Nhà Xưởng Bình Dương với đội ngũ KTS, KS có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà xưởng với bê tông cốt thép, khung kèo thép tiền chế tổ hợp, Zamil, nhà kho... ở Tp.HCM, Bình Dương.  Bao gồm xin phép xây dựng, PCCC, vệ sinh môi trường... Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí  0937 210 499 

Trân trọng!



Sửa Chữa Nhà Xưởng Bình Dương
Xây Dựng Nhà Xưởng
SĐT: 0937 210 499  (Mr Hóa)
Email: hoa.insight123@gmail.com
Địa chỉ: 196 Yersin, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương